Tác dụng của nhân sâm

Tác dụng của nhân sâm
Tác dụng của nhân sâm
Cây nhân sâm

Nhân sâm hay còn gọi tên đơn giản là sâm (Tên khoa học: Panax ginseng). Là một loại thuốc bổ quý hiếm; tác dụng của nhân sâm đã được biết đến từ rất xa xưa. Vốn là loài thực vật mọc hoang và sau này được trồng nhiều ở vùng Cao Ly nay là CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc. Ở Trung Quốc được trồng ở 2 tỉnh miền Đông Bắc là: Liêu Ninh và Cát Lâm. Ở Liên Bang Nga trồng ở miền Viễn Đông, tuy nhiên trên thị trường thế giới chỉ ưa chuộng nhân sâm có xuất xứ từ CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc, hay gọi chung là Sâm Cao Ly-Nhân Sâm Hàn Quốc. Theo lịch sử y học cổ truyền của Trung Quốc từ 3.000 năm trước Công Nguyên, Nhân Sâm đã được nói đến như là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông. Nhân sâm được trồng ở nhiều quốc gia khác nhau như: Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, khu vực Viễn Đông Nga hay Vùng Bắc Mỹ (Hoa Kỳ) nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Sâm Triều Tiên, Hàn Quốc.

Nhân sâm được biết đến là loài thảo dược rất quý hiếm và khó trồng, là một vị thuốc quý của y học cổ truyền. Nhân sâm đứng đầu trong bốn loại thuốc quý (Sâm – Nhung – Quế – Phụ) của Đông Y từ hàng ngàn năm trước. Ngày nay, Y học hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu xác nhận tác dụng của nhân sâm như: tăng cường thể lực, tăng cường trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và hỗ trợ hệ miễn dịch giúp chống viêm, giúp bảo vệ tế bào chống sự lão hóa, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể đồng thời còn phát hiện thêm nhiều tác dụng mới của nhân sâm, mà trước đây chưa từng biết. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những tác dụng của nhân sâm.

1. Những tác dụng của nhân sâm đã được y học hiện đại chứng minh là:

1.1. Tác dụng của nhân sâm làm giảm căng thẳng tâm thần

Dược liệu trong nhân sâm có tác dụng cải thiện giúp con người tỉnh táo về tinh thần, giảm cảm giác mỏi mệt và thay đổi tâm trạng tốt hơn. Nhân sâm được biết đến là loại thuốc tự từ nhiên có thể thay thế các loại thuốc chống trầm cảm và lo âu. Khi một người rơi vào tình trạng căng thẳng tinh thần quá mức, các kích thích tố tuyến thượng thận (cortisol, adrenaline và noradrenaline) sẽ tăng tiết và gây ra các vấn đề về sức khỏe khác, lúc này các hoạt chất trong nhân sâm có thể giúp bạn cân bằng lượng adrenaline trong cơ thể.

Tác dụng của nhân sâm làm giảm căng thẳng, kích thích miễn dịch thần kinh
Tác dụng của nhân sâm làm giảm căng thẳng, kích thích miễn dịch thần kinh

1.2. Tác dụng của nhân sâm giúp kích thích hệ thống miễn dịch và thần kinh

Tác dụng của nhân sâm làm tăng miễn dịch của cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra, nhân sâm giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng ta. Đặc tính Adaptogenic trong nhân sâm có tác dụng kích thích sự tái tạo và trẻ hóa tế bào, có tác dụng khôi phục các tế bào bị lão hóa ở những người lớn tuổi. Khi hệ miễn dịch được tăng cường, cơ thể bạn có thể chống lại bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.

1.3. Tác dụng của nhân sâm giúp điều trị bệnh tiểu đường

Đối với bệnh nhân tiểu đường, khi sử dụng các chế phẩm từ nhân sâm thì lượng đường trong máu có thể giảm đáng kể. Chính vì vậy, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường, thì không nên sử dụng cùng một lúc cả thuốc và nhân sâm để tránh làm cho lượng đường huyết có thể bị giảm xuống mức quá thấp. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết trước khi sử dụng nhân sâm hay các chế phẩm từ nhân sâm.

1.4. Tác dụng của nhân sâm giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư

Một tác dụng nổi trội của nhân sâm được biết đến đó là ức chế sự phát triển của một số loại tế bào ung thư. Thành phần ginsenosides có trong nhân sâm giúp chống lại khối u và có thể gây tổn thương các tế bào ung thư buồng trứng, ung thư phổi, tế bào ung thư tuyến tiền liệt và các tế bào thần kinh. Ngoài ra, nhân sâm còn có khả năng ức chế sự phát triển chu kỳ tế bào và làm chậm quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư.

1.5. Tác dụng của nhân sâm làm giảm nồng độ cholesterol

Y học đã có nhiều nghiên cứu cho thấy thành phần ginsenosides chứa trong nhân sâm làm giảm mức cholesterol trong cơ thể.Cụ thể trong một số nghiên cứu gần đây, nhân sâm đã được tìm thấy có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol LDL (cholesterol xấu).

1.6. Tác dụng của nhân sâm giúp giảm mệt mỏi

Khi mệt mỏi do làm việc hoặc lao động quá sức, hoạt chất adaptogenic tự nhiên trong nhân sâm làm thay đổi sinh lý trong cơ thể giúp chúng ta dễ thích ứng và hồi phục nhanh hơn.

1.7. Tác dụng của nhân sâm làm tăng khả năng chịu đựng

Đối với vận động viên thể thao, nhân sâm có thể cải thiện khả năng chịu đựng và được dùng phổ biến như một loại thuốc bổ. Trong thực tế khi tham gia thi đấu, một vận động viên cần phải duy trì được thể lực ở mức cao và nhân sâm có thể trợ giúp một cách hiệu quả cho vận động viên.

Tác dụng của nhân sâm
Củ nhân sâm

2. Tác dụng phụ của nhân sâm

Chúng ta có thể thấy rõ ràng những tác dụng tốt của nhân sâm. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhân sâm cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn cho cơ thể. Cụ thể là:

  • Sau vài ngày sử dụng nhân sâm, bạn có thể xuất hiện cảm giác bồn chồn và dễ kích thích do lượng đường trong máu giảm tác động tới khả năng tập trung và gây ra tụt đường máu
  • Nhân sâm có tác dụng giống estrogen nên tránh sử dụng cho phụ nữ có thai, mẹ đang cho con bú và trẻ nhỏ. Bởi đã có những báo cáo cho thấy sự gia tăng triệu chứng của các cơn hen, tăng huyết áp, đánh trống ngực hay chảy máu tử cung ở những phụ nữ sau khi mãn kinh.
  • Một số người chưa quen sử dụng nhân sâm có thể cảm thấy mùi khá khó chịu.

3. Những người nên thận trọng khi sử dụng nhân sâm

Nhân sâm là vị thuốc bổ khí đầu vị, tuy nhiên không phải mọi đối tượng đều sử dụng được. Một số nhóm người không sử dụng được nhân sâm như:

  • Người hay bị đầy hơi, căng tức và trướng bụng, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng.
  • Đặc biệt, người đang bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người bị bệnh nôn mửa, trào ngược dạ dày hoặc tăng huyết áp cũng không nên sử dụng. Nguyên nhân là do sử dụng nhân sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, tuy nhiên sau lại hạ. Do đó nếu đang ở trạng thái tăng huyết áp dễ gây nguy cơ bệnh tai biến mạch máu não.
  • Không nên sử dụng nhân sâm cho phụ nữ chuẩn bị sinh nở.
  • Nhân sâm có thể gây mất ngủ nên đối với người hay mất ngủ và sức đề kháng yếu chỉ nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng đầu núm rễ củ sâm (hay lô sâm), vì gây triệu chứng nôn.
  • Nhân sâm có tác dụng với trẻ em có thể trạng yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ có nguy cơ bị kích dục sớm.

Tham khảo các sản phẩm Hồng sâm Pocheon tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger